您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
Ngoại Hạng Anh67人已围观
简介 Hư Vân - 22/02/2025 18:48 Việt Nam ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ
Ngoại Hạng AnhLinh Lê - 21/02/2025 15:46 Pháp ...
阅读更多Nữ sinh vào nhóm điểm cao nhất thế giới môn Công nghệ thông tin A
Ngoại Hạng AnhKhánh hiện là học sinh lớp 12 ở trường Song ngữ liên cấp Greenfield, Hà Nội. Theo danh sách do Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge công bố hôm 4/11, em được xếp hạng "Top in World" - những thí sinh đạt điểm cao nhất, ở môn Công nghệ thông tin. Ngoài ra, Khánh đạt điểm A* ở môn Kinh doanh và Toán. Thống kê kết quả thi đợt tháng 6 cho thấy chỉ 1,4% thí sinh được A* môn Công nghệ thông tin, tỷ lệ với hai môn còn lại lần lượt là 7,4 và 15,5%.
A-Level là bậc cuối cùng trong chương trình Giáo dục phổ thông quốc tế dành cho học sinh 16-19 tuổi của Hội đồng khảo thí quốc tế Đại học Cambridge. Chương trình gồm hơn 50 môn học, thi hai lần một năm. Thí sinh có thể chọn một số môn, tùy theo định hướng và dùng chứng nhận này để đăng ký xét tuyển vào các đại học trên thế giới, đặc biệt ở Australia, Canada, châu Âu, Singapore...
Khánh theo học A-Level từ năm lớp 9, song song với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm ngoái, em đã thi Toán, năm nay thi hai môn còn lại, mỗi môn gồm 4 bài thi.
">...
阅读更多Vợ chồng trẻ siết chặt chi tiêu trong bão giá: Cắt spa, giảm giải trí
Ngoại Hạng AnhTheo chia sẻ của các bà nội trợ, giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng lên rõ rệt. Giống như nhà chị Quỳnh, gia đình chị Phương Anh (Long Biên, Hà Nội) cũng phải cân đối lại chi tiêu dạo gần đây. Nhà chị có 4 người - gồm 2 vợ chồng và 2 con 10 tuổi và 7 tuổi. Bữa ăn hằng ngày chủ yếu có rau, thịt lợn, thịt gà vịt, trứng... Mỗi ngày, chị cân đối tiền chợ từ 200-300 nghìn/ngày. Việc xăng tăng giá kéo theo rất nhiều mặt hàng tăng theo như dầu ăn, đường, rau, thịt, cá… “Một mớ rau tăng từ 8 lên 16 nghìn, thịt lợn tăng từ 100 lên 130-140 nghìn/kg”.
Thỉnh thoảng, chị không nấu cơm thì cả nhà ra ngoài ăn bún, phở..., giá cả cũng tăng từ 35 lên 45 nghìn/bát.
Từ khi giá cả tăng dần, chị phải hạn chế hoặc cắt bỏ một số khoản chi tiêu như đưa con đi khu vui chơi, xem phim, cắt giảm mua sắm cho bố mẹ. “Việc đi spa là mình gần như cắt hẳn”, chị chia sẻ.
Tính toán kỹ lưỡng như vậy nhưng mỗi tháng gia đình chị đều tiêu tốn khoảng 30 triệu đồng, bao gồm cả khoản trả góp mua nhà 10 triệu, 2 con học hành 10 triệu, sinh hoạt phí và điện nước 9-10 triệu.
Chị Quỳnh Anh tâm sự, giống như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác, hiện tại gia đình chị có 2 khoản tiêu cố định là trả nợ tiền nhà và tiền cho các con đi học. Ngôi nhà được mua từ năm 2018, trả góp trong vòng 15 năm.
Trước năm 2018, vợ chồng chị đều là công chức Nhà nước, lương mỗi người từ 3,5-5 triệu đồng/tháng. Xét thấy thời gian và lương đi làm không đủ chi tiêu nên 2 vợ chồng quyết định nghỉ việc ra ngoài kinh doanh tự do. Bây giờ, chồng chị mở studio, còn chị bán hàng online và chăm sóc con cái.
“Mấy năm dịch bệnh nên công việc của chồng mình bị ảnh hưởng nhiều. Còn việc bán hàng của mình, vì ảnh hưởng sau dịch và giá cả các mặt hàng tăng nên buôn bán cũng chậm hơn rất nhiều”.
Giá tăng khiến sức mua giảm, ảnh hưởng thu nhập của cả những bà nội trợ có nghề tay trái là bán hàng online. Đồng cảm với việc này, chị Lê Ngát (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - một bà mẹ có nghề tay trái là bán hàng online - cũng thừa nhận, giá cả tăng lên khiến sức mua giảm xuống, từ đó dẫn đến thu nhập của chị cũng giảm.
“Có những mặt hàng thực phẩm tăng gần gấp đôi, quạt máy, nồi chiên không dầu, máy ép hoa quả… cái gì cũng thấy tăng vì xăng tăng, kéo theo chi phí vận chuyển tăng”.
Đó là thu nhập đầu vào, còn chi tiêu trong gia đình chị trước giờ vẫn theo tiêu chí tiết kiệm nhất có thể vì 2 vợ chồng vẫn còn món nợ mua nhà chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, chị Ngát chia sẻ, nhà chị chỉ đi xe máy, không có ô tô nên chi phí xăng xe vẫn còn “nhẹ nhàng” so với nhiều gia đình khác.
Nhà chị Hằng hàng xóm của chị Ngát có 1 chiếc ô tô để người chồng đi làm hằng ngày và thường xuyên đi công tác các tỉnh miền Bắc. Bây giờ mỗi chuyến đi, chi phí đi lại gần như gấp đôi so với trước mà thu nhập của anh thì không thay đổi. “Tính trung bình tháng đi 5-7 chuyến công tác là xăng xe đã tốn hơn so với trước khoảng 2 triệu đồng”, chị Hằng cho biết.
Còn chị chỉ đi xe máy nhưng thường xuyên đưa đón con đi học thêm dịp hè, tiền xăng cũng chiếm một khoản đáng kể. “Trước tôi đổ 100 nghìn được đầy bình, giờ phải 200 nghìn mới đầy. Trước, hôm nào nắng nóng, mưa to hay đường xa tôi bắt taxi công nghệ nhưng bây giờ cước xe quá cao. Đưa đón con cả đi cả về lại mất 100-200 nghìn, nghĩ tiếc tiền tôi lại thôi, chịu khó đi xe máy”.
Chị Hằng cho biết, giá cả thực phẩm tăng có thể không ảnh hưởng nhiều đến gia đình chị vì nhà chỉ có 3 người, ăn ít, lại hay được ông bà ở quê gửi đồ ăn lên. Nhưng cái ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh hoạt của gia đình là giá xăng vì nhà chị đi lại nhiều.
“Đợt này trời lại nắng nóng, mỗi lần ở ngoài đường về là chỉ muốn nằm vật xuống giường, bật điều hoà hết cỡ. Tháng này, theo dự kiến của tôi, chắc phải tầm 2 triệu tiền điện.
Vợ chồng nhiều khi lời ra lời vào vì ai đi làm về cũng mệt, ra ngoài ăn mãi cũng tốn, mà trời nóng bức, mệt mỏi thì thực sự không muốn vào bếp nấu cơm”.
Nguyễn Thảo
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- Xuân Bắc: Cần có thêm hành lang pháp lý để hạn chế vi phạm bản quyền
- Đột nhập lớp học múa cột ở Hà Nội
- NSND Thanh Ngân, Thoại Mỹ góp giọng trong 'Vang mãi hào khí Tây Sơn'
- Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
- Nhạc sĩ Quốc Trung nghẹn ngào nói lời từ biệt NSND Trung Kiên
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
-
Tốt nghiệp đại học ngành tài chính, Dean tạo dựng một công ty chuyên lập kế hoạch tài chính. 3 năm sau, doanh nghiệp của anh đã có 50 nhân viên. Đúng lúc sự nghiệp đang lên "như diều gặp gió" thì anh quyết định từ bỏ mọi thứ sau một chuyến du lịch Nam Phi.
Chứng kiến nhiều loài động vật đang bị lạm dụng và có nguy cơ bị tiệt chủng ở châu lục này, anh nhanh chóng bán đi tất cả tài sản để thực hiện dự án bảo tồn động vật hoang dã của mình.
Thực ra, Dean đã dành tình yêu cho động vật và thiên nhiên hoang dã từ khi còn rất nhỏ. Các dự án bảo vệ động vật luôn thu hút sự chú ý của anh.
Ban đầu, gia đình và bạn bè nhất mực phản đối anh, nhưng khi họ nhận ra công việc này có ý nghĩa với Dean như thế nào, và anh hoàn toàn nghiêm túc với nó ra sao thì họ đã chấp nhận cuộc sống mới của Dean.
Ở Nam Phi, Dean bắt đầu một dự án có tên là Hakuna Mipaka - theo tiếng Swahili có nghĩa là “không giới hạn”.
Dean dành tình yêu cho động vật từ nhỏ. Anh thoải mái chơi đùa với chúng như những người bạn. Hakuna Mipaka là một khu bảo tồn rộng lớn, là nơi cư trú của nhiều động vật từng bị lạm dụng: từ động vật bị nuôi nhốt cho tới động vật được giải cứu hay động vật hoang dã. Nhiều động vật ở đây được giải cứu từ các sở thú tư nhân, nơi chúng bị giam giữ trong điều kiện rất tồi tệ.
Một số người hỏi Dean rằng tại sao anh không đưa những con vật này quay trở lại tự nhiên. Câu trả lời của anh rất đơn giản: những con thú bị nuôi nhốt này không có khả năng săn mồi. Chúng sẽ không sống nổi nếu không có sự trợ giúp của con người.
Ở châu Phi, có nhiều người nuôi nhốt động vật hoang dã vì lợi nhuận và không chăm sóc chúng chu đáo. Ngoài ra, nạn săn bắn cũng khiến châu lục này mất đi hàng ngàn động vật, trong đó có cả những loài đang trên bờ vực tuyệt chủng.
“Những kẻ săn trộm thường bán móng vuốt và răng của động vật trên thị trường chợ đen vì lý do phong thuỷ hoặc làm thuốc. Những thứ này cũng được bán trong các chợ địa phương ở châu Á” - Dean nói.
“Sự thiếu hiểu biết về động vật là một vấn đề lớn. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nhưng rất nhiều người tin rằng móng vuốt động vật có thể chữa được nhiều bệnh”.
Cho đến nay, Dean đã giải cứu hàng chục động vật và làm rất nhiều công việc khác để việc nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã.
Khu bảo tồn rộng 400ha của Dean có 6 nhân viên bảo vệ canh giữ để ngăn chặn những kẻ săn bắn. Mỗi con vật được đưa vào đây đều phải qua kiểm tra sức khoẻ và điều trị nếu cần thiết.
Thay vì sống trong chuồng, các loài động vật được tận hưởng không gian thiên nhiên rộng rãi với rất nhiều cây cỏ và đất tự nhiên giống như môi trường thật của chúng.
Với Dean, sư tử Dexter giống như một chú mèo dễ thương. Trong số những con vật được Dean giải cứu có một chú sư tử tên là Dexter. Với Dean, Dexter chỉ giống như một chú mèo khổng lồ, dễ thương. Khu bảo tồn cũng là nhà của các loài gấu trúc, khỉ, rắn, cự đà, báo…
Ngoài việc giải cứu và chăm sóc động vật, Dean còn tham gia vào việc nâng cao nhận thức của con người về động vật hoang dã. Anh thường xuyên đăng tải các video mang tính giáo dục về cuộc sống hoang dã để “đưa động vật vào trái tim con người”.
“Sứ mệnh của tôi là tiếp cận tới càng nhiều người càng tốt và cung cấp cho họ những kiến thức về cuộc sống hoang dã, về vẻ đẹp của vương quốc động vật. Tôi tin vào sức mạnh của tri thức, của niềm đam mê và tin vào việc những câu chuyện bằng hình ảnh sẽ thay đổi nhận thức của con người” - Dean nói.
Dean tin rằng những bức ảnh anh chia sẻ về cuộc sống của các loài động vật sẽ giúp nâng cao hiểu biết của con người về chúng. Gia đình sống chung với 81 loài động vật hoang dã
Gia đình người Anh với 8 thành viên đang sống chung với 81 loài động vật, trong đó có trăn, nhện, cầy và chồn hôi.
" alt="Giám đốc trẻ từ chức, sang châu Phi chăm sóc hổ, báo">Giám đốc trẻ từ chức, sang châu Phi chăm sóc hổ, báo
-
- HàNội chưa bao giờ trải qua cái rét kỷ lục trong vòng 30 năm qua, nhiệt độ liêntục xuống thấp có lúc chỉ còn 5 - 6 độ C. Trong khi người dân ra đường khăn, mũkít mít tránh giá buốt thì giới trẻ lại đổ xô đến những địa điểm ăn kem nổitiếng.
Mặc cho ngoài trời mưa gió, rét buốt cắt da nhưng cửa hàng kem Tràng Tiền vẫn không ngơi khách.
Vừa đứng vừa thưởng thức kem Tràng Tiền - nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất riêng của Hà Nội trong tiết trời đông có lẽ là một trải nghiệm rất thú vị đối với thực khách.
Một nhân viên bán kem tại đây cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi sản xuất vài chục nghìn cây kem là bình thường. Mua hè sản xuất không kịp để bán, mùa đông tuy có ít hơn nhưng giảm không nhiều. Mấy ngày nay trời rét đậm, rét hại nhưng khách đến mua kem vẫn đông nhất là vào cuối tuần”
“ Mình rất thích ăn kem, dù ngày nóng hay lạnh mình cũng phải ghé qua đây ăn một tuần ba, bốn lấn. Ăn kem mùa đông có cái hay, mình cảm giác như khi ăn lạnh vào cơ thể sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường nhiệt độ đang xuống thấp vậy. Tất nhiên, ngon đến đâu, thích đến mấy thì ăn cũng cần có giới hạn, nếu bạn không muốn uống thuốc vì viêm họng” (cười), Huy - một thực khách thường xuyên ở cửa hàng kem Tràng Tiền chia sẻ.
Ở một địa điểm bán kem nổi tiếng khác, cửa hàng kem Hồ Tây cảnh thực khách xếp hàng chờ đợi để mua kem vẫn diễn ra.
Trước cửa hàng kem Hồ Tây, người đến mua kem cứ tấp nập, ai mua được rồi thì ngồi yên vị thưởng thức cây kem ngon lành mặc kệ giá rét.
Cửa hàng kem này nằm ngay trên đường Thanh Niên, kem ở đây ngon không kém kem Tràng Tiền nhưng giá rẻ hơn, giá kem ốc quế là 7 nghìn đồng, kem que 6 nghìn đồng, kem ly chỉ có 12 nghìn đồng.
Kem Hồ Tây vừa ngon vừa rẻ thu hút rất đông thực khách nhất là các bạn trẻ.Hơn nữa, thực khách đến đây có thể vừa ăn kem vừa ngắm phong cảnh khá đẹp
Ăn kem mùa đông không chỉ là sở thích của giới trẻ mà những thực khách lớn tuổi cũng rất thích. Cô Nga quê Thanh Hóa bảo: “Lần nào có dịp ra Hà Nội chơi cô đều bảo các em cho đến Hồ Tây ăn kem vừa rẻ vừa ngon. Bữa nay đi trúng đợt rét quá nhưng vẫn phải làm que kem cho đỡ nhớ vị Hà Nội” Như Quỳnh
" alt="Thú ăn kem trong cái rét 7 độ C của người Hà Nội">Thú ăn kem trong cái rét 7 độ C của người Hà Nội
-
Zing trích dịch bài viết trên South China Morning Post, đề cập đến thực trạng người Việt Nam nhìn nhận cộng đồng LGBT và cơ hội của người chuyển giới thông qua các chương trình giải trí. Nhã Vy là một cô gái chuyển giới người Việt Nam, vốn xuất thân từ một làng quê nghèo. Cô từng phải chịu đựng sự chế nhạo và kỳ thị ở nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Nhưng giờ đây, những ký ức về quá khứ đau buồn đó đang dần trở nên mờ nhạt.
Hàng đêm, Nhã Vy mặc áo dài truyền thống hoặc những bộ váy ngắn cùng giày cao gót, bước lên sân khấu với phong thái tự tin.
Cô là một trong hàng trăm người thuộc cộng đồng LGBT đang hành nghề giải trí tại Việt Nam.
Họ đã tìm thấy sự tự tin và cách kiếm sống chân chính thông qua các chương trình xổ số. Nói cách khác, đây là một hình thức giải trí tương tự trò chơi lô tô có từ thời Pháp thuộc, hiện rất phổ biến ở miền Nam.
Hàng trăm người thuộc cộng đồng LGBT đang hành nghề giải trí tại Việt Nam. Ảnh: SCMP.
Giống như số ít người chuyển giới ở đất nước hình chữ S, cô gái 26 tuổi này đã phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ thời niên thiếu tới nay.
Gần đây, thái độ và nhận thức của người dân Việt với cộng đồng LGBT mới dần dần có chuyển biến tích cực.
'Tôi luôn cảm thấy thấp kém'
“Không có nhiều người trong cộng đồng LGBT làm những công việc top đầu. Chúng tôi thường không tốt nghiệp đại học vì luôn bị bắt nạt ở trường. Ngay cả khi có bằng tốt nghiệp, tôi vẫn cảm thấy thấp kém và không dám xin một công việc văn phòng”, Vy buồn bã nói.
“Và thế là, tôi đã theo đuổi con đường này để kiếm tiền. Bất cứ khi nào được ở trên sân khấu với tư cách là một người phụ nữ, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc”, Nhã Vy cho biết.
Hiện tại, Vy đang làm việc cho gánh hát Sài Gòn Tân Thời. Cứ ba tuần một lần, họ có buổi biểu diễn ca múa nhạc kết hợp quay vé số trúng thưởng.
Các buổi biểu diễn ca múa nhạc kết hợp quay vé số trúng thưởng đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Ảnh: SCMP.
Ở Việt Nam, cho đến những năm 1990, các buổi biểu diễn kiểu như vậy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nông thôn miền Nam.
Nhưng sức hấp dẫn của hình thức giải trí này bắt đầu giảm dần cho đến khi Sài Gòn Tân Thời trở nên nổi tiếng vào năm 2017, khơi lại nhịp sống về đêm với chương trình lô tô được ưa chuộng một thời.
Năm 2014, bộ phim điện ảnh tài liệu “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” – thuật lại hành trình của một đoàn hát gồm đa phần là những người chuyển giới tại khu vực Nam Bộ - đã đạt được thành công vang dội.
Sức ảnh hưởng của bộ phim này đã trở thành “bệ phóng” cho những gánh hát như Sài Gòn Tân Thời và các đối thủ, giúp họ thu hút hàng trăm người xem mỗi đêm.
"Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng" ("Madam Phung") đã đoạt giải "Special Mention" tại Liên hoan Phim tài liệu Đông Nam Á Chopshots và đạt bằng khen trong hạng mục Phim tài liệu tại giải Cánh diều vàng 2013. Ảnh: GagaOOLaLa.
“Chúng tôi biểu diễn bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình. Không chỉ để bán niềm vui mà tôi muốn mọi người hiểu đây là một nghề thực sự”, La Kim Quyền nói.Kim Quyền được mệnh danh là “bà hoàng lô tô”, cũng là một phụ nữ chuyển giới. Cô đã biểu diễn cùng Sài Gòn Tân Thời từ khi còn là một thiếu niên.
“Tôi hạnh phúc với cuộc sống của mình, với những gì tôi đã đạt được khi kiếm đủ tiền cho bản thân và có thể chăm sóc mẹ”, người phụ nữ 39 tuổi tâm sự trong khi đang trang điểm cho phần trình diễn sắp tới.
Thành công bước đầu vẫn là chưa đủ
Việt Nam được coi là tương đối tiến bộ trong vấn đề LGBT. Tuy nhiên, tại các trường học, thông tin sai lệch về xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn còn khá phổ biến.
Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được công bố năm nay, một số trẻ em Việt Nam được cả giáo viên và phụ huynh dạy rằng đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần.
Vương Khả Phong, cán bộ chương trình quyền LGBT tại tổ chức phi chính phủ iSEE ở Việt Nam, cho biết việc thúc đẩy sự hiện diện của cộng đồng giới tính thứ ba có thể tác động tích cực đến sự cởi mở trong nhận thức của người dân.
Tuy nhiên, những thành công bước đầu cho đến nay vẫn là chưa đủ.
Dù xuất hiện ngày càng nhiều trên các chương trình giải trí, cộng đồng LGBT vẫn là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống. Ảnh: SCMP.
“Có thể đa phần công chúng sẽ xem và chấp nhận việc người chuyển giới xuất hiện trên các chương trình giải trí. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn hay được chăm sóc sức khỏe tốt hơn”, Phong nhấn mạnh sự thiệt thòi của cộng đồng LGBT trong đời sống.
“Nếu chúng ta không chịu mở lòng để nhìn nhận thì người chuyển giới sẽ luôn là người giải trí”, anh bổ sung.
Đối với Nhã Vy thì lại khác. Cô còn chịu áp lực từ gia đình và hàng xóm vì đã có con với bạn gái, điều khiến họ coi cô như một người đàn ông.
Nhưng điều quan trọng nhất với Vy là có thể trở thành người mà con trai cô kính trọng.
“Khi có ai đó nói xấu về tôi, tôi mong thằng bé sẽ không sợ sệt mà kiêu hãnh đáp trả rằng: ‘Cha tôi là người chuyển giới’. Tôi mong nó có thể bay cao bay xa với tài năng của mình”, Nhã Vy xúc động chia sẻ.
24 năm hạnh phúc của người vợ ủng hộ chồng chuyển giới thành phụ nữ
Điều cô mong muốn là chồng mình được sống hạnh phúc hơn thay vì việc anh ấy có mang hình dáng một người đàn ông hay không.
" alt="Quay số lô tô">Quay số lô tô
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
-
Ngày 7/3, Nhà hát Tuổi trẻ tổ chức họp báo công bố về vở nhạc kịchSóng- là vở nhạc kịch thuần Việt lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong thơ và cuộc đời thực của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũdo NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - làm Tổng đạo diễn, kịch bản Kim Thùy. Mong nền nghệ thuật thay đổi
NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - Tổng đạo diễn Sóngchia sẻ, nếu dựng lại một vở nhạc kịch có sẵn đó là bước đi đơn giản và an toàn. Nhưng quan điểm làm nghề của chị là với nghệ thuật, tính sáng tạo luôn được đưa lên hàng đầu và vì thế Sóngra đời. "Vở nhạc kịch này chúng tôi sản xuất với quy trình đồng bộ, từng khâu casting, đào tạo, tập luyện, truyền thông. Đây cũng là vở nhạc kịch được đầu tư lớn với dàn nhạc dàn nhạc Semi-classic (bán cổ điển) gồm 23 người. Ekip thực sự khó khăn để ra được vở này chúng tôi trải qua 3 lần giãn cách xã hội, một lần đỉnh dịch.
Việc tập hợp nghệ sĩ tập luyện thực sự là một thách thức. Nhiều khi tôi tự hỏi là làm tiếp hay dừng vì khó khăn quá. Nhưng, sau tất cả, tôi nhìn thấy sự đam mê, cống hiến của các nghệ sĩ, vượt qua tất cả, chúng tôi tổ chức dạy và học online, tập luyện miệt mài từ hát, diễn xuất... Chưa có ngày nào chúng tôi được tập hoàn toàn 100% diễn viên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cố gắng đến cùng của nghệ thuật, chúng tôi cho ra đời Sóng", NSƯT Cao Ngọc Ánh chia sẻ.
Sao mai Lê Việt Anh trong vai Dương (nguyên mẫu Lưu Quang Vũ). Nhạc sĩ Minh Đạo - chỉ huy dàn nhạc chia sẻ: "Với nhạc kịch Sóng, biên kịch Kim Thùy đã chọn những bài thơ phù hợp với mạch của vở kịch để chúng tôi chuyển thành âm nhạc. Có những bài chúng tôi giữ nguyên bản gốc, chẳng hạn như bài Con yêu mẹ, lời thơ rất hay tôi không can thiệp, chỉ điệp lại câu thơ ở những cung bậc, giai điệu khác nhau để tăng chiều sâu cho ý thơ và cũng là phát triển âm nhạc hơn.
Có những số nhạc phức tạp diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc khi Quỳnh chia tay Khoa (người chồng đầu tiên), hoặc Quỳnh đến với Dương (Lưu Quang Vũ) rất phức tạp, chúng tôi phải chọn từ rất nhiều bài thơ, chắt lọc, chọn những đoạn kết hợp với nhạc để vang lên đem lại hiệu quả tốt nhất, nhưng không làm thay đổi thông điệp của bài thơ. Tiêu chí của tôi khi làm là đảm bảo sự phát triển của âm nhạc, giai điệu phải đẹp, ca sĩ hát phải thích thú".
Nhạc sĩ Minh Đạo chia sẻ thêm, chơi live rất khó, hơn 20 nhạc công cần phối hợp với nhau, phối hợp với mạch nhạc kịch, thậm chí phải căn cứ theo cảm xúc từng buổi diễn, theo cảm xúc khán giả, diễn viên, chỗ nào nhấn nghỉ lâu hơn, chỗ nào chạy nhanh.
Thu Thảo vào vai Xuân Quỳnh. Theo nhạc sĩ Bùi Tường Văn, những bài thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ rất hay nên phổ nhạc không quá khó. Anh không quá áp lực nên thoải mái viết giai điệu, giữ nguyên tác, để diễn viên hát trên tinh thần nhạc kịch. Anh chia sẻ: “Điều khó nhất là phải làm sao để ra màu nhạc kịch chứ không phải một chương trình ca nhạc, hoàn toàn khác việc sáng tác một ca khúc thông thường. Chúng tôi cũng tham khảo tư liệu từ cách làm của nước ngoài, diễn viên vừa hát, vừa có những màn vũ đạo, ra chất broadway.
Tổng đạo diễn giao đề bài là vở nhạc kịch thuần Việt, nhưng chúng ta biết rằng thời của Xuân Quỳnh là thời Việt Nam còn khó khăn, cần chú ý để lên sân khấu không thể quá hiện đại. Nghĩa là phải dung hòa được chất Việt với yếu tố hiện đại phương Tây, giống như pha một cocktail phải hài hòa, vẫn là biển ở Việt Nam nhưng không có cảm giác mình đang ở Hawaii”.
"Tôi sáng tác, còn đẩy cái khó cho ca sĩ và cho anh Minh Đạo - là người phối khí, cho cả dàn nhạc live. Đề tài này chúng tôi mạnh dạn cùng nhau làm, hoàn toàn không phải vì lợi nhuận, giống như công việc trước đây - viết một bài hát và kiếm tiền ngay. Chúng tôi biết rằng khán giả hiện nay không hề dễ dãi, nên phản hồi của những người yêu thơ Xuân Quỳnh, giới chuyên môn, truyền thông và khán giả ra sao là điều chúng tôi đang chờ đợi", nhạc sĩ Tường Văn nói.
Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới
Không giấu khỏi xúc động, anh Lưu Tuấn Anh - con trai của nhà thơ Xuân Quỳnh và nghệ sĩ violon Lưu Tuấn bộc bạch: "Khi biết vở nhạc kịch Sóng, tôi rất ngỡ ngàng.
Khi xem kịch bản tôi thấy rất bất ngờ vì câu chuyện chân thực, có nhắc nhiều tới bố tôi - nghệ sĩ violon Lưu Tuấn - không nhiều người biết, được thể hiện qua nhân vật Khoa. Nhận ra “ý đồ” rất đẹp, câu chuyện có hậu, nhân văn và sâu sắc, tôi bắt đầu có thiện cảm với dự án nhưng vẫn hoài nghi vì khó lắm. Không hiểu nhạc kịch về cuộc đời sẽ như thế nào. Lúc xem nhiều trích đoạn hơn tôi xúc động khóc vì tốt hơn tôi tưởng quá nhiều".
NSƯT Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Chia sẻ tại buổi họp báo, NSƯT Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH,TT&DL) cho hay: "Ngay khi xem trích đoạn của vở nhạc kịch Sóng, tôi nghĩ ngay đến việc phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Chuyện làm một vở nhạc kịch thuần Việt vô cùng khó, vì chính tôi khi công tác tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng suy nghĩ liệu có làm được thuần Việt hay không, hay là làm lại mô hình tác phẩm lớn trên thế giới? Để hội tụ được suy nghĩ, góc nhìn của kịch nghệ, thơ ca, tư tưởng thuần Việt đòi hỏi cả ê kíp phải có sự sáng tạo đồng bộ. Đây là sự cố gắng lớn, bài bản của các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ".
Đóng chính trong vở nhạc kịch Sóng là diễn viên trẻ Thu Thảo (SN 2001) vai Xuân Quỳnh và ca sĩ Lê Việt Anh vai Đăng Dương (nguyên mẫu Lưu Quang Vũ) cùng dàn diễn viên trẻ, đầy nhiệt huyết, luôn tràn đầy năng lượng.
Sóng dự kiến công diễn buổi đầu tiên ngày 18/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tình Lê
Nhạc kịch thuần Việt lấy cảm hứng từ cuộc đời của thi sĩ Xuân Quỳnh
Tháng 3 tới, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ ra mắt vở nhạc kịch thuần Việt mang tên “Sóng” - vở diễn lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
" alt="Con trai thi sĩ Xuân Quỳnh khóc khi xem nhạc kịch về cuộc đời của mẹ">Con trai thi sĩ Xuân Quỳnh khóc khi xem nhạc kịch về cuộc đời của mẹ